Bạc 925 và những thông tin cần biết

Bạc 925 và những thông tin cần biết

Bạc 925 là chất liệu đã quá đỗi quen thuộc và được ưa chuộng trên thị trường. Đã có rất nhiều loại trang sức được chế tác tinh chế từ loại bạc này. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thắc mắc về nguồn gốc, độ bền,… của nó.

I. Bạc 925 là gì?

Bạc 925 hay còn gọi là bạc Ý hoặc bạc Italy 925. Sở dĩ có cái tên này cũng vì nó xuất xứ từ nước Ý thơ mộng. Ý cũng chính là cái nôi của ngành trang sức thế giới và nổi tiếng về chất lượng bạc.

Bạc 925 hay được viết tắt là S925. Bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy ký hiệu này ở các dòng trang sức, phụ kiện. “S” là “Silver”, 925 chính là thành phần bạc cấu tạo nên nó. Đối với công thức chuẩn, bạc chiếm đến 92,5% và 7,5% còn lại là hợp chất kim loại khác. Tuy nhiên, sai số vẫn có xảy ra, lúc đó, tỷ lệ bạc có thể nhiều hoặc ít hơn không đáng kể. Các kim loại khác có thể là đồng, kẽm, niken,… hoặc là hợp kim “bí mật” từ nhà sản xuất làm nên sự đa dạng cho các dòng sản phẩm.

Nhờ công thức và tỷ lệ pha trộn này mà S925 sẽ không quá mềm như bạc ta. Tuy nhiên, nó vẫn có độ bóng và sáng nhất định. Đây là điểm nổi trội để chế tác ra các sản phẩm trang sức đa dạng trên thị trường như các bạn đã thấy.

II. Ứng dụng của bạc

Đầu tiên, ứng dụng phổ biến chắc chắn là chế tác trang sức. Sự ra đời của bạc 925 là một bước ngoặt lớn của nền công nghiệp sản xuất. Bạc 925 sáng bóng, có độ cứng hoàn hảo nên thường được dùng để chế tác ra những đồ vật tinh xảo và chính xác đến từng milimet. Chất liệu này cho ra đời những mẫu trang sức với thiết kế đa dạng, sắc nét mà giá thành phải chăng. Hiện nay, các mẫu phụ kiện như khuyên tai, dây chuyền, lắc, nhẫn,… đều có thể chế tác từ bạc 925.

Thứ hai, bạc còn có tác dụng cản gió, tính khử khuẩn cao, phản ứng mạnh mẽ với H2S (một loại khí độc gây hại tới sức khỏe con người). Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, bạc có khả năng phản ứng lại với một vài loại khí hay gió độc, tạo thành một hợp chất mới tuyệt đối an toàn với người dùng.

Bên cạnh đó, bạc 925 còn có tác dụng cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Khi bạc xỉn màu nhanh cũng là dấu hiệu cảnh báo nội tiết của bạn đang gặp vấn đề. Bởi lẽ theo quan điểm của người xưa, bạc được phủ một lớp xam xám, khi màu sắc bị biến đổi thì người dùng đang có tâm trạng u sầu, bị stress, mệt mỏi hoặc thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Mặc dù những quan điểm dân gian này không có cơ sở khoa học nhưng đã được ông cha ta đúc kết kinh nghiệm từ xưa, vì vậy khi đeo bạc bị xỉn màu bạn nên cân nhắc và đi kiểm tra sức khỏe của mình.

III. Bạc 925 có bị đen không?

Trong điều kiện thường, bạc nguyên chất sẽ khó bị oxy hóa. Tuy nhiên, các hợp kim có trong bạc lại không giống như vậy. Do đó, bạc 925 có thể vẫn dễ bị đen. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì chúng ta có thể dễ dàng bảo quản làm sáng trang sức bằng nhiều cách với muối, chanh, nước rửa chén, kem đánh răng,…

Bạc có khả năng tác dụng với lưu huỳnh tạo thành Bạc Sunfua (Ag2S), đây là một chất rắn kết tủa có màu xám đen và bám trên bề mặt khiến bạc không còn sáng bóng nữa. Trong khi đó, các chất chứa lưu huỳnh lại có nhiều trong không khí, suối nước nóng, nhất là mồ hôi của chúng ta. Do vậy, các trang sức bạc 925 sẽ bị xỉn màu và đen, tùy vào cơ địa mỗi người mà thời gian này sẽ nhanh hay chậm.

IV. Cách nhận biết bạc 925

Vì mang tính ứng dụng cao nên hiện nay, có không ít các đơn vị làm giả trang sức bạc 925. Vậy làm thế nào để phân biệt.

1. Độ xỉn màu

Như đã phân tích ở trên, bạc 925 thường bị xỉn màu khi để lâu trong không khí. Chính vì vậy hãy quan sát thật kỹ những vết đen nhỏ hoặc vùng bị xỉn màu ở trang sức để phân biệt thật giả.

2. Kiểm tra âm thanh

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bạc 925 thật thông qua việc lắng nghe âm thanh. Khi dùng đồng xu chạm vào bạc thật sẽ nghe thấy một âm vực cao gần như tiếng chuông.

3. Ngửi mùi

Trên thực tế, bạc 925 không có mùi gì cả. Do đó, nếu bạn ngửi thấy một mùi gì khác biệt ở các loại trang sức bạc chứng tỏ nó đang chứa nhiều hợp kim khác hoặc nồng độ đồng cao.

4. Chà vào quần áo

Lấy một miếng vải trắng và mềm hoặc dùng góc áo để chà xát lên các vùng bị xỉn màu của trang sức bạc. Trong trường hợp các vết đen nhỏ li ti biến mất hoặc dính vào vải thì đích thị là bạc 925.

5. Dùng nam châm để kiểm tra

Với bạc thật sẽ không bị hút bởi nam châm. Ngược lại, nếu có một lực hút mạnh với món trang sức thì chứng tỏ đó là bạc giả. Cách này bạn có thể áp dụng để phân biệt vàng thật và vàng giả.

6. Thử bạc 925 bằng Acid Nitric

Bỏ món trang sức bằng bạc vào dung dịch Acid Nitric và chờ xem phản ứng:

  • Nếu bạc không bị đổi sang màu khác thì đó là sản phẩm thật.
  • Nếu bạc chuyển sang màu nâu, chứng tỏ sản phẩm đó chỉ có 80% bạc
  • Nếu bạc chuyển sang màu xanh lục, chứng tỏ sản phẩm đó chỉ có 50% là bạc.

Lưu ý: Cách kiểm tra này rất nguy hiểm vì dùng Acid. Bạn cần cẩn thận tránh bị bắn lên người và làm bị thương.

Bạc 925 chắc hẳn là nguyên liệu làm trang sức thời trang được ưa chuộng hàng đầu. Hiện nay, tại Shop Phụ Kiện Muse Story có rất nhiều mẫu từ chất liệu này cho bạn lựa chọn. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn ngay nhé!

Chủ đề tương tự: Thời trang nữTrang sức bạcTrang sức phụ kiện